Khoa học nghiên cứu cho biết, tia hồng ngoại có bước sóng trên 700 nanomet và chiếm 50% tổng tỉ lệ bức xạ. Tia hồng ngoại mang sự ấm áp của Mặt trời đến cho Trái Đất. Tuy chúng ta không thể thấy tia hồng ngoại nhưng chúng ta có thể cảm nhận được khi cơ thể có những biểu hiện khác biệt tác hại của tia hồng ngoại trực tiếp đến sức khỏe con người.
Ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể
Có rất nhiều nơi sản sinh ra tia hồng ngoại, từ nguồn thiên nhiên là mặt trời, núi lửa đang hoạt động; từ nguồn nhân tạo là lò luyện kim, đúc kim loại, lò rèn, lò nấu thuỷ tinh, lò nung gạch ngói, đám cháy... Trên thực tế không ít trường hợp tia hồng ngoại có thể gây tác hại đến sức khoẻ : Ở mắt làm đục giác mạc, viêm giác mạc, đục nhân mắt, gây hỏng giác mạc, làm khô mắt; trên da làm tổn thương da, tăng sắc tố, ban đỏ da…Ngoài ra, tác hại của tia hồng ngoại còn làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, viêm mũi họng, viêm xoang.
Bên cạnh đó tia hồng ngoại tác động cũng có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Không chỉ tàn phá nhan sắc của nữ giới mà nam giới, khi tiếp xúc thường xuyên với tia hồng ngoại còn làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, gây stress nhiệt… Với điều kiện vi khí hậu không tốt gây stress nhiệt cho con người.
Người lao động gần nguồn bức xạ hồng ngoại phải có bảo hộ lao động như: mặc quần áo bằng sợi bông (cotton), đeo kính lọc khi hàn điện hay hàn bằng khí đất đèn, người quan sát lò nóng chảy dùng thêm kính hấp thụ nhiệt. Tác hại của tia hồng ngoại nghiêm trọng khi chủ cơ sở không bố trí người bị tổn thương da và mắt làm việc ở nơi có tia hồng ngoại. Mọi người ra nắng phải mặc quần áo dài, đội mũ rộng vành, đeo kính râm, tránh ở lâu ngoài nắng.
Biện pháp bảo vệ da an toàn
Để bảo vệ da khỏi tia cực tím và tia hồng ngoại, chúng ta cần tránh ra ngoài vào những lúc trời nắng gắt. Nếu công việc phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, bạn nên sử dụng biện pháp bảo vệ bên trong kết hợp với bên ngoài.
Khi phải ra ngoài bạn mặc áo bảo vệ, áo chống nắng da bên ngoài là kết hợp đeo kính mát, bôi kem chống nắng để hạn chế tối đa tác hại của tia cực tím gây ra cho sức khỏe và bảo toàn làn da khỏe mạnh. Hạn chế tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, đặc biệt vào thời điểm mà nhiều ánh nắng nhất trong ngày (từ 10-16h). Nên mặc quần áo dài tay, váy dài che kín cơ thể, chọn chất liệu vải dệt khít nhau, màu sáng để tránh bắt nắng. Tránh tác hại của tia hồng ngoại bằng cách thường xuyên dùng kem chống nắng, dù di chuyển bằng ô tô.
Bạn không được bỏ qua biện pháp chống tia hồng ngoài ngay cả khi ngồi gần cửa sổ nhà kính hoặc lái xe. Tia hồng ngoại vẫn có thể âm thầm tác động lên da mà bạn không hề hay biết. Việc bổ sung các dưỡng chất chống nắng từ bên trong đều đặn mỗi ngày là điều cần thiết để bảo vệ da trong suốt 24 giờ khỏi bức xạ mặt trời, bức xạ máy tính, điện thoại,… Trường hợp làn da có những biểu hiện cụ thể tương ứng những trường hợp trên bạn nên đến Bác sĩ để thăm khám khắc phục tình trạng.
- “Điểm danh” những thực phẩm chứa collagen tự nhiên (19.08.2019)
- Các bước chăm sóc da mụn hàng ngày đúng cách cho nàng thêm tự tin (19.08.2019)
- Những sai lầm khi bổ sung collagen mà phái đẹp cần biết (16.08.2019)
- “Bật mí” những bí quyết làm đẹp da mặt nhờn cho quý cô thanh lịch (16.08.2019)
- Những cách trị thâm quầng mắt đơn giản tại nhà cho nàng (16.08.2019)
- Làn da trẻ đẹp nhờ kỹ thuật viên chăm sóc da chuyên nghiệp (16.08.2019)
- Trị mụn thịt bằng điện nhiệt phân hủy có thực sự hiệu quả? (15.08.2019)
- Những cách làm đẹp da tự nhiên không thể bỏ lỡ cho nàng (15.08.2019)
- Công nghệ Ultherapy có tốt không? (15.08.2019)
- “Thủ” các bí quyết chăm sóc da khô tại nhà cho nàng (15.08.2019)